Bạn đã từng ít nhất một lần không cuộn dây sạc laptop, cắm sạc liên tục, uống nước ở bàn làm việc, hay đặt trực tiếp máy lên giường,lên đùi,...? Nếu đã từng một lần như vậy hãy đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của An Khang để biết chúng ảnh hưởng như thế nào đến chiếc laptop của mình nhé.
1. Không cuộn dây sạc/ cuộn dây sạc sai cách
Sạc laptop là một thiết bị ngoài, đi kèm laptop, nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến chiếc laptop của bạn. Nếu nguồn điện được cung cấp thông qua sạc bị chập chờn, do một hoặc một số sợi dây nào đó trong sạc bị đứt, nhẹ sẽ khiến máy bị chập chờn, hoạt động không ổn định, nặng có thể ảnh hưởng tới chip và main, gây cháy máy (bật không lên). Bên cạnh đó, nguồn điện rò rỉ từ phần vỏ nhựa bị nứt ở dây sạc có thể giật điện nếu ta chạm phải. Cả hai trường hợp trên đều rất nguy hiểm, vì vậy việc bảo vệ sạc là rất cần thiết. Khi ta không cuộn dây sạc gọn gàng, có thể khiến chúng bị rối, hoặc kéo căng vì bị đá phải. Nguy hiểm hơn là chúng ta cuộn sạc sai cách, cuộn quá chặt hoặc khoảng gấp quá nhỏ, sẽ làm dây sạc bị kéo căng, một số các sợi dây bên trong sẽ bị đứt, gây ảnh hưởng tới việc sạc laptop, đôi khi tệ hơn là phần dây sạc đó bị lòi ra ngoài lớp nhựa, cao su bảo vệ, sẽ gây giật điện như đã nói ở trên.
2. Cắm sạc liên tục trong thời gian dài
Cũng liên quan đến sạc, một thói quen mà rất nhiều người từng gặp phải ít nhất một lần đó là cắm sạc liên tục. Có thể do một lý do nào đó mà chúng ta phải làm việc khi máy gần hết pin, buộc ta phải vừa cắm sạc vừa dùng, do đó dẫn dến thời gian sạc laptop bị kéo dài, hoặc do chúng ta làm việc muộn, nên buộc phải cắm sạc tốin nhưng chúng ta không đợi được máy đầy pin, nên để máy bị cắm sạc liên tục qua đêm. Và trường hợp nữa là do chúng ta cố tình cắm sạc liên tục, thường là laptop gaming. Mặc dù các dòng máy hiện nay đa phần đều sử dụng pin lithium-ion có thể ngắt nguồn điện khi đầy pin, dùng sang nguồn điện trực tiếp. Nhưng nếu chúng ta cắm sạc liên tục sẽ vẫn khiến cho pin bị nóng quá mức, và nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến máy bị chai pin là điều không thể tránh khỏi.
3. Đóng/mở laptop sai cách.
Có 2 điểm cần chú ý khi đóng/mở laptop đó là:
- Điểm thứ nhất: Đôi khi chúng ta quên chưa soát lại các đồ vật đang để tạm thời ở bề mặt bàn phím, chiếu nghỉ laptop như USB, bút, chuột,... đã được lấy hết ra khỏi bề mặt máy chưa. Khi chúng ta gập máy, những vật bị kẹt gây cong vỡ màn hình, mà đôi khi là liệt phím (trường hợp này ít gặp hơn vỡ màn hình).
- Điểm thứ hai: Chúng ta gập "bẹp" một cái quá nhanh, làm màn hình và thân máy tiếp xúc với nhau bằng một lực quá mạnh, màn hình sẽ bị rung mạnh, ảnh hưởng không tốt tới kính trên màn hình và các bộ phận bên trong màn hình. Chúng ta cũng không nên gập máy bằng cách để tay ở góc màn hình, khi đó lực tay ta tác dụng lên máy không đều, áp lực ở cạnh máy nhiều hơn, khiến màn hình bị dễ bị cong và có thể gãy theo thời gian. Cách đóng màn hình đúng nhất là chúng ta đặt tay ở phần giữa viền trên cùng của máy tính để đóng/mở, như vậy máy vừa an toàn mà lực tác động của chúng ta cũng ít nhất, việc đóng/mở sẽ nhẹ nhàng hơn.
4. Đặt laptop ở bất cứ nơi nào thấy tiện.
Buổi tối bạn muốn xem film, giải trí, làm thêm một ít việc còn dang dở, nên không muốn ngồi ở bàn. Khi đó, chúng ta thường hay để laptop lên giường, sofa, lên đùi, hoặc lên bụng,... hay bất cứ nơi nào có bề mặt mềm mềm tương tự mà chúng ta thấy tiện. Thói quen nhìn thì vô hại nhưng thực chất các bề mặt trên đều có chung một đặc điểm chặn, ngăn cản hệ thống hút gió và tản nhiệt của máy, giảm hiệu quả tản nhiệt, gây nóng máy, là tác nhân làm giảm tuổi thọ máy. Chúng ta nên đặt ở những nơi có bề mặt tiếp xúc bằng phẳng, và tốt nhất nên có đế tản nhiệt để giữ máy thông thoáng hơn.
5. Đặt laptop ở những nơi không phù hợp: nhiều thiết bị từ, cửa số.
- Ở nhà, một số trường hợp hay thiết kế góc làm việc của mình ở cạnh của sổ cho thoáng mát và thoải mái. Tuy nhiên khi chúng ta không làm việc nữa thì lại không cất đi. Đây chính là cơ hội vàng cho những thành phần trộm cắp trộm mất chiếc laptop của chúng ta. Ngoài ra, nếu quên đóng cửa mà gặp mưa thì cũng giống như bị đổ nước, chiếc máy tính của chính ta có thể "die" ngay lập tức.
- Đặt gần những vật có lực từ: điều này có thể gây rối loạn hoạt động của ổ cứng, dẫn đến mất dữ liệu. Vì vậy, hãy giữ khoảng cách với những vật, thiết bị có nhiều từ tính cho laptop của bạn.
6. Uống nước, hay để các chất lỏng, đồ ăn gần laptop
Khi làm việc, một số người có thói quen uống nước hoặc ăn đồ ăn vặt. Thói quen này cực kỳ có hại với chiếc laptop của bạn. "Ủa? Ủa? Tôi ăn liên quan gì đến laptop"- Một số khách hàng từng thắc mắc như vậy với An Khang. An Khang xin được chia sẻ với mọi người một chút. Khi chúng ta ăn, dù có cẩn thẩn như thế nào nhưng cũng sẽ không thể tránh khỏi trường hợp vụn thức ăn hoặc nước bị bắn, rơi vào khu vực máy tính hoặc mặt bàn. Dù là rất ít đi chăng nữa, cũng sẽ thu hút kiến đến viếng thăm khu vực đó và chiếc laptop của bạn. Do vậy mà không ít trường hợp khi đem máy đi vệ sinh hoặc đi sửa máy, kỹ thuật của An Khang được chào hỏi các bạn Kiến đang làm ổ trong chiếc laptop của bạn. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng tới hoạt động của máy mà thậm chí còn cháy, chập main và các bộ phận khác.
Một trường hợp nặng hơn việc bị kiến hỏi thăm là việc chúng ta hay một ai đó hoặc thú cưng của ta vô tình làm đổ nước vào máy tính thì ôi thôi, nếu không sơ cứu kịp thì chiếc laptop của bạn khả năng "đi đời" là rất cao. Một trường hợp khác nữa là dù chúng ta không làm đổ nước thì hơi nóng thì cốc nước cũng có ảnh hưởng xấu đến màn hình. Nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên có thể làm hỏng màn hình. Như vậy, tốt nhất chúng ta không nên ăn uống ở cạnh chiếc laptop nếu không muốn chúng xảy ra bất cứ chuyện gì.
7. Di chuyển laptop sai cách
Bạn mua một chiếc laptop có chất liệu từ kim loại nên bạn yên tâm quăng quật nó mà không lo sợ. Đừng, đừng làm vậy với chiếc laptop của mình. Dù máy tính của bạn làm từ gì đi nữa, bạn đập nó cũng bị móp méo, việc rung mạnh như vậy có thể làm hư hỏng linh kiện bên trong, đặc biệt là ổ cứng. Giống như bạn có luyện cho mình một thân mình đồng da thép, bị đấm nhiều cũng có ngày bị thương chứ. Mà việc hỏng ổ cứng thì các dữ liệu quan trọng của bạn có thể bay màu mà không cứu được. Vì vậy, chúng ta nên đối xử yêu thương hơn với chiếc laptop của mình. Tuy nhiên, không đơn giản là chúng ta để nó vào balo là được. Chúng ta hãy
- Dùng thêm túi, bao đựng chuyên dụng cho laptop nểu giảm sóc cũng như ngăn cách máy tính với các đồ vật khác trong balo
- Tránh để các vật khác chung ngăn với balo
- Tắt hẳn máy khi muốn di chuyển và không dung chế ổ Sleep, bởi nếu để ở chế độ Sleep, máy vẫn còn hoạt động, khi di chuyển sẽ có những chấn động ảnh hưởng tới linh kiện bên trong.
8. Vệ sinh màn hình không đúng cách
Việc vệ sinh màn hình máy tính là rất tốt. Tuy nhiên vệ sinh màn hình không đúng cách lại là một việc khác. Thành phần của các nước tẩy rửa gia dụng thường chưa amoniac và một số chất làm hỏng lớp phủ chống tĩnh điện và chống phản xạ của màn hình. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ xuất hiện hiện tượng ố vàng, mờ đục trên màn hình của laptop. Một biện pháp vệ sinh khá tốt An Khang khuyên bạn nên dùng là sử dụng khăn lau chuyên dụng được làm từ vải có sợi nhỏ Microfiber kết hợp với việc lau chùi nhẹ nhàng sẽ giúp giữ được màn hình sạch sẽ mà không bị hại.
9. Không coi trọng việc bảo dưỡng laptop.
Trái ngược với việc một số người rất chăm sóc vệ sinh bảo dưỡng máy tính, thì có một số người lại không quan tâm việc bảo dưỡng cho chiếc laptop của mình. Trong đó, đa phần là các bạn nữ ít quan tâm về đồ dùng công nghệ, hoặc một số người chưa có đầy đủ thông tin hiểu biết về máy tính nên hay bỏ qua việc này. Khoảng 99% người dùng thấy laptop mình bị hỏng mới đem đi sửa mà gần như không quan tâm bảo dưỡng và theo dõi sự khác biệt của máy mình. Khi một chiếc laptop sử dụng qua một thời gian dài thì việc bụi bẩn là không thể tránh khỏi, có thể sẽ theo đường thông gió của hệ thống tản nhiệt mà bụi bẩn đi vào máy của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể vệ sinh máy bên ngoài, còn bên trong rất ít người đủ kiến thức để vệ sinh máy bên trong. Khi đó, hiệu quả tản nhiệt sẽ kém hơn, laptop bị nóng hơn, dễ đơ hơn, tốc độ khởi động có thể chậm hơn. Về lâu về dài không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng khi bị hơi nóng của laptop phả vào mà còn giảm hiệu suất làm việc cũng như độ bền của máy. Ta nên bảo trì, bảo dưỡng máy 6 tháng/lần. Hiện tại An Khang đang tặng gói dịch vụ bảo trì, vệ sinh laptop trong 2 năm trị giá 999.000đ cho bất cứ khách hàng nào mua laptop tại An Khang. Chúng ta nên tự tạo cho mình thói quen bảo trì, bảo dưỡng laptop và duy trì nó.
Dưới đây, An Khang chia sẻ với bạn một số dấu hiệu cảnh báo laptop của bạn đang có vấn đề để bạn có thể dễ dàng theo dõi.
- Bạn nghe thấy ổ cứng hoạt động quá ồn hoặc quá chậm (Ví dụ: load file trong This PC chậm).
- Laptop của bạn tự dưng bị đơ khi thực hiện các tác vụ đơn giản, kể cả khi bạn nhập liệu trong Word hay mở 1 tab web trên Google Chrome mà rõ ràng bạn đang mở mới được 3,4 tab.
- Hệ thống tản nhiệt phát ra tiếng ồn lớn hơn mọi ngày.
- Phát ra âm thanh lạ khi bạn khởi động máy.
- Tự động khởi động lại máy trong khi bạn chẳng làm gì cả.
10. Tự sửa chữa laptop nhưng chưa đủ kiến thức.
Đôi khi laptop gặp lỗi, chúng ta thường tự xử lý. Một là vừa nhanh gọn, hai vừa đỡ phải mất công liên hệ hoặc mang máy đi sửa. Nhưng có những trường hợp mới, chúng ta chưa gặp bao giờ, không biết rõ về nó, nếu sửa có khả năng sẽ chữa "lợn lành thành lợn què". Trong trường hợp này chúng ta hãy liên hệ với những người có kiến thức nhiều hơn chúng ta, ví dụ kỹ thuật của công ty chúng ta đã mua máy tính. Khi mua máy ở An Khang bạn luôn có đội ngũ kỹ thuật viên sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bạn yêu cầu, hãy nhắc máy gọi ngay tới hotline 19002655 (Line 105/106) để được hỗ trợ khi cần nhé. Một điều cần lưu ý nữa là chúng ta không nên dùng USB để ktra phần cứng, bởi cấu tạo của USB gồm nhiều tụ điện bên trong, khi được cắm vào máy tính có thể xảy ra hiện tượng phóng điện vào ổ cứng và làm ổ cứng hư hỏng nặng hơn.
Laptop là một trong những thiết bị quen thuộc, được sử dụng nhiều cho công việc hàng ngày. Tuy nhiên, có đôi người dùng lại không biết hoặc không để ý mà có những hành động sai lầm, vô tình khiến chiếc laptop bị hư hại hoặc giảm tuổi thọ. Hãy bảo vệ chiếc laptop của mình đúng cách hơn bạn nhé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay góp ý hãy để lại bình luận ở dưới hoặc liên hệ ngay với An Khang nhé. An Khang sẵn sàng lắng nghe.
Cơ sở 1: Số 210 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.
☎ 1900 2655 (Máy lẻ 101 & 102) / Hotline: 0922 744 999.
Cơ sở 2: Số 31 ngõ 100 Dịch Vọng Hậu (E2/D21 The Premier), Cầu Giấy, Hà Nội.
☎ 1900 2655 (Máy lẻ 301) / Hotline: 0399 655 368
An Khang Computer