Nếu bạn là một chiến binh game thực thụ bạn sẽ không bỏ lỡ những mẫu bàn phím cơ giá rẻ và đáng mua nhất trong hàng trăm mã sản phẩm sẵn hàng tại An Khang. Nếu bạn vẫn còn đang đắn đo không biết lựa chọn sản phẩm nào thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
I. TOP 5 bàn phím cơ được bán chạy nhất tại An Khang
1. Bàn Phím cơ Leopold FC900R PD Ash Yellow Brown Switch
Bàn Phím cơ Leopold FC900R PD Ash Yellow sử dụng công tắc cơ khí Cherry MX 100% chính hãng đến từ nước Đức, keycap PBT Doubleshot chất liệu nhựa cao cấp, ít bị mài mòn và làm tăng cảm giác gõ phím được thoải mái hơn. Để giảm thiểu tiếng ồn khi gõ phím, hãng Leopold đã trang bị miếng vải lót đệm để ngăn tiếng ồn hiệu quả.
Thiết kế bàn phím phù hợp với tay người dùng, tổng số phím 104 keys High-end, với bề mặt phím hơi lõm, màu sắc đơn giản với tông chủ đạo là đen xám, font chữ màu vàng.
Click xem chi tiết sản phẩm tại đây
2. Bàn Phím cơ Leopold FC900R PD Sweden White Case Brown Switch
Leopold FC900R PD là bàn phím cơ đến từ thương hiệu đến từ Hàn Quốc và là một trong những thương hiệu hàng đầu được các game thủ lựa chọn tại Việt Nam. Bàn phím Leopold là loại bàn phím có thiết kế đa dạng nhất cả về màu sắc lẫn kích thước bàn phím. Bàn phím cơ sử dụng Switch Cherry MX, keycaps được làm bằng PBT độ bền cao, chống mài mòn tốt, tiêu chuẩn ký tự Double Shot siêu bền, thao tác phím thoải mái, ít phải dùng lực, không bị mỏi cổ tay.
Click xem chi tiết sản phẩm tại đây
3. Bàn phím cơ Ducky One 2 Horizon Red Switch
Ducky One 2 Horizon Một trong những hãng bàn phím cơ chơi game chất lượng cao có thương hiệu đến từ Đài Loan. Thiết kế với kiểu dáng đẹp, mẫu mã đa dạng cho game thủ lựa chọn. Với công tắc cơ khí Cherry MX RGB kết hợp công nghệ Double Shot 2 lớp, độ bền công tắc lên tới 50 triệu lần nhấn.
Click xem chi tiết sản phẩm tại đây
4. Bàn phím cơ iKBC TD 108 Blue switch Led Blue – PBT Double Shot Keycaps
iKBC là thương hiệu đến từ đất nước Đài Loan, sử dụng Switch Cherry của Đức với độ bền phím nhấn lên tới 50 triệu lần nhấn. Kích thước của bàn phím cơ là full size, tổng cộng có 108 phím riêng biệt và sử dụng keycap pbt double xuyên led. Sản phẩm được trang bị LED nền màu Xanh Cyan và hỗ trợ hoàn toàn cho hệ điều hành MAC.
Thiết kế đơn giản, keycaps PBT cực bền và đi kèm với nói là mức giá phải chăng nên việc tiếp cận với các game thủ hiện nay rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chiến binh game nào thích sự nổi bật hay có một thiết kế đặc biệt thì sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu đó.
Click xem chi tiết sản phẩm tại đây
5. Bàn phím cơ Logitech G613 Wireless Mechanical Gaming Keyboard
Đây là sản phẩm bàn phím cơ không dây được cải tiến vượt trội mang lại hiệu suất cao. Logitech G613 sở hữu công nghệ không dây LIGHTSPEED mang lại tốc độ siêu nhanh, kết nối Bluetooth tiện lợi, hiệu suất cơ học Romer-G tiên tiến, tỉ lệ hồi đáp 1ms siêu nhanh. Trên bề mặt phím có chứa 6 phím G có thể lập trình với các lệnh Macro tùy chỉnh, người dùng dễ dàng quản lý và thiết lập theo ý của mình. Hơn nữa, độ bền của phím nên tới 70 triệu lần nhấn và thường lượng pin khá ấn tượng lên tới 18 tháng.
Click xem chi tiết sản phẩm tại đây
II. Tìm hiểu thêm khái niệm bàn phím cơ
1. Khái niệm bàn phím cơ
Bàn phím cơ là khái niệm có từ rất lâu đời nhưng mãi cho tới năm 2014 thì khái niệm này mới chính thức được định nghĩa. Tính tới thời điểm hiện tại, khái niệm bàn phím cơ được phân hóa rõ ràng là bàn phím sử dụng những kiểu Switch như (Cherry MX, Click, Tactile, Steelseries QS1, Buckling, Kailh, ROMER-G…), 6 công tắc ngoài chuyên dụng bao gồm (Cherry MX Red, Black, Brown, Clear, Blue, Green và nhiều kiểu Switch khác chưa được sử dụng rộng rãi)
Bàn phím thông thường và bàn phím cơ đều có cơ chế hoạt động tương tự như nhau, khi bạn bấm nút thì ngay lập tức nút bấm nhận lệnh chuyển tiếp tới hệ thống mạch điều khiển, ghi nhận lệnh, sau đó theo cơ chế đàn hồi sẽ đưa nút bấm quay trở lại ví trí ban đầu chờ lệnh nhấn tiếp theo.
Nhưng có một điểm khác biệt giữa bàn phím thông thường và bàn phím cơ đó chính là miếng đệm cao su. Nếu ở bàn phím thường, giá thành dừng lại ở mức rẻ, việc trang bị cơ chế đàn hồi bằng miếng cao su dạng vòm sẽ làm cho người dùng phải dùng khá nhiều sức lực để nhấn phím, phím nhấn cũng không được êm tay và dễ bị kẹt, cứng phím, dễ xảy ra hiện tưởng mỏi cổ tay khi phải tiếp xúc trong thời gian dài. Thay vào đó nhà sản xuất cho ra đời dòng bàn phím cơ.
Như vậy, người dùng sẽ có một khái niệm bàn phím cơ hoàn chỉnh như sau:
Bàn phím cơ thường có cấu tạo và hoạt động phức tạp hơn so với bàn phím thông thường. “Cơ” ở đây có nghĩa là “Cơ học”. Thay vì sử dụng các rubber dome, thì bàn phím cơ được trang bị cho riêng mỗi phím một công tắc cơ khí được gọi là Switch.
2. Ưu điểm của bàn phím cơ
- Mang lại cảm giác gõ phím tốt nhất, đảm bảo sự ổn định, chính xác, ít bị mỏi tay khi sử dụng trong thời gian dài, hạn chế tổn thương các vùng cơ ngón tay.
- Độ bền cao gấp từ 10 – 50 lần so với bàn phím thông thường.
- Chính vì độ bền bỉ, chính xác và độ tin cậy cao, ít gặp phải tình trạng mis phím, kẹt phím nên nhận được sự chào đón nhiệt tình của các game thủ.
- Tùy vào loại Switch khác nhau mà mang lại sự khác biệt về trải nghiệm khác nhau, con số khác biệt cũng lên tới 80% tùy vào bàn phím sử dụng cho nhu cầu soạn thảo hay chơi game.
3. Khi mua bàn phím cơ cần quan tâm đến vấn đề gì?
3.1 Nhu cầu sử dụng của bạn là gì?
Bạn nên nắm rõ được nhu cầu mua bàn phím của bạn để làm gì? Làm công việc văn phòng hay sử dụng để chơi game. Bởi trong các thương hiệu thường có phân tách ra thành các loại bàn phím thông thường và bàn phím chơi game tương ứng với nhu cầu sử dụng của bạn. Ví dụ: Bạn mua bàn phím phụ vụ cho nhu cầu làm việc văn phòng thì chắc chắn rằng bạn không thể chọn một bàn phím cơ hầm hố, nhiều màu sắc vì sẽ dễ dẫn tới tình trang gây cảm giác khó chịu với đồng nghiệp xung quanh.
3.2 Lựa chọn Switch của bàn phím
Khi mới tiếp cận lần đầu thì người dùng sẽ không biết được khái niệm của Switch là gì? Hãy kéo lên bên trên để tìm hiểu thêm về các kiểu Switch để có được sự lựa chọn tốt nhất nhé. Switch chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng và độ bền của phím bấm. Switch sẽ được phân thành 6 công tắc ngoài chuyên dụng bao gồm (Black, Brown, Clear, Blue, Green) và mỗi loại Switch sẽ mang ưu và nhược điểm riêng. Chi tiết như sau:
+ Blue Switch: Lực nhấn khoảng 50g, khi đánh phím phát ra tiếng clicky và tactile, bộ bền lên tới 50 triệu lần nhấn, cảm giác khá nặng và có độ ồn cao. Sử dụng chủ yếu để làm việc văn phòng, code. Về chơi game thì dừng lại ở mức bình thường, vẫn có thể chơi game được.
+ Brown Switch: Lực nhấn khoảng 45g, khi gõ phát ra tiếng tactile nhưng không có tiếng clicky, độ bền 50 triệu lần nhấn, cảm giác nặng trung bình, khi gõ tiếng nghe êm. Sử dụng cho cả nhu cầu làm việc văn phòng và chơi game, bởi tiếng ồn phát ra không quá to nên không là trở ngại đối với đồng nghiệp trong phòng.
+ Clear Switch: Là một dạng Switch giống như Brown Switch. Tuy nhiên, loại Switch này có lức nhấn mạnh hơn, và hơi rít tay.
+ Red Switch: Lực nhấn 45g, khi gõ không phát ra tiếng tactile và clicky, độ bền lên tới 50 triệu lần nhấn, cảm giác nhẹ, phím bấm êm. Được các game thủ lựa chọn khá nhiều tuy nhiên nhược điểm của bàn phím này là nếu sử dụng lâu dài sẽ xảy ra hiện tượng “Double-click”. Bàn phím này hay được sử dụng cho nhu cầu văn phòng và chơi game tốc độ cao.
+ Green Switch: Lực nhấn 50g, có cả 2 yếu tố là Tactile và clicky.
Ngoài các loại Switch trên còn các loại chưa gặp rộng rãi là: Pink, Speed, Black…
3.3 Kích thước của bàn phím
- Bàn phím có rất nhiều kích thước nổi bật là kích thước full size, TKL, mini.
+ Bàn phím full size gồm có 104 nút nhấn.
+ Bàn phím TKL (Ten-Key-Less) đây là bàn phím được ưa thích và lựa chọn nhiều nhất hiện nay (Bạn có thể tham khảo bàn phím TKL tại đây).
+ Các loại bàn phím mini có bố cục gọn nhẹ, mang theo dễ dàng, bàn phím này các game thủ sử dụng phải biết cách phối hợp nhiều phím chức năng giống nhau.
3.4 Nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu và lựa chọn được địa chỉ uy tín
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bàn phím cơ cho bạn lựa chọn. Tiêu biểu nhất bạn có thể lựa chọn bàn phím cơ Logitech, bàn phím cơ Leopold, Ducky, IKBC, Vortex. Đây là những thương hiệu được game thủ lựa chọn nhiều nhất. Còn địa chỉ uy tín thì hãy ghé qua Showroom An Khang Computer nhé, bạn thả sức lựa chọn theo phong cách, theo kích thước, phân khúc giá, hơn nữa toàn bộ các bàn phím cơ đều được bảo hành 24 tháng, nhân viên An Khang với trình độ kỹ thuật cao sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn được chiếc bàn phím game như ý.
3.5 Giá thành của sản phẩm
- Phân khúc trên 1.5 triệu: Đây là lựa chọn cho các game thủ vừa mới bước vào nghề, giá thành phải chăng, hợp với ví tiền. (Click xem những sản phẩm bàn phím cơ có giá trên 1.5 triệu tại đây)
- Phân khúc trên 2 triệu: Nằm trong phân khúc này có thể nói đây là sự lựa chọn an toàn, nhiều kiểu dáng thiết kế để lựa chọn, và có độ bền ổn định trong nhiều năm. (Click xem những sản phẩm bàn phím cơ có giá trên 2 triệu tại đây)
- Phân khúc giá trên 3 triệu: Phân khúc giá này được thiết kế dành riêng cho các game thủ chuyên dụng, đã có kinh nghiệm và chiến tích chơi game. (Click xem những sản phẩm bàn phím cơ có giá trên 3 triệu tại đây)
TỔNG KẾT: Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về bàn phím cơ mà An Khang muốn gửi tới bạn đọc. Hi vọng rằng một chút kiến thức này có thể giúp bạn lựa chọn được chiếc bàn phím như mong muốn.