CHIP AMD – TỔNG HỢP NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN NGƯỜI DÙNG CẦN BIẾT

21-05-2019, 5:36 pm | 52144 | Bình luận: 0

CHIP AMD – TỔNG HỢP NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN NGƯỜI DÙNG CẦN BIẾT

Chip AMD là gì? Vị trí đứng trên thị trường

AMD (Advanced Micro Devices) là tập đoàn sản xuất linh kiện bán dẫn tích hợp đa quốc gia, có trụ sở tại Santa Clara, California, Austin và Texas. Hiểu một cách đơn giản, chip AMD (hay còn gọi là APU) của AMD là bộ vi xử lý của máy tính tương tự CPU của Intel.

Khi nhắc tới những “trái tim” của máy tính, người dùng thường nghĩ ngay tới các bộ vi xử lý Intel Core I. Chip AMD là một đàn em đi sau Intel, đồng thời cũng là đối thủ nặng ký nhất của Intel thời điểm hiện tại. Vậy, làm thế nào AMD đạt được vị trí đó? Sau đây, An Khang Computer sẽ giúp người đọc phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa 2 loại chip này, đồng thời giúp người dùng chọn lựa được loại chip phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân nhất.

Ưu, nhược điểm so với chip Intel

Cả Intel và AMD đều phân chia chip thành ba phân khúc người dùng dựa trên nhu cầu sử dụng: phân khúc bình dân, phân khúc tầm trung và phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, mỗi loại chip cũng phân khúc đều có ưu nhược điểm của riêng mình:

Yếu tố

Chip Intel

Chip AMD

Giá thành

Đắt hơn: Từ 45$ trở lên

( Sản phẩm rẻ nhất: Celeron G1820 lõi kép )

Rẻ hơn: Từ 30$ trở lên

( Sản phẩm rẻ nhất: Sempron, Athlon; A-series lõi kép )

Số lượng luồng

- Ít luồng hơn

- Hiệu năng đơn luồng tốt hơn AMD

- Nhiều lõi hơn, nhiều luồng hơn

- Đa luồng tốt hơn, công nghệ Simultaneous Mini-Threading gia tăng hiệu năng lõi hỗ trợ đa nhiệm tốt hơn Công nghệ Hyperthreading của Intel

Hiệu năng chung

Cùng phân khúc

Chỉ số hiệu năng cao hơn

Chỉ số hiệu năng thấp hơn

Cùng giá

Card đồ họa tích hợp hiệu năng kém hơn

Card đồ họa tích hợp có hiệu năng cao hơn. (có trên dòng chip 2200G, 2400G)

Ép xung

Khả năng ép xung

Khả năng ép xung nhanh, mạnh hơn

Khả năng ép xung kém hơn.

Số lượng phiên bản hỗ trợ ép xung

- Dòng bình dân, tầm trung: ít phiên bản CPU có khả năng ép xung.

- Dòng cao cấp ép xung cực tốt.

- Dòng bình dân, dòng tầm trung: Nhiều phiên bản APU hỗ trợ ép xung.

- Dòng cao cấp: APU ép xung kém hơn CPU

Hiệu năng chiến game

Hiệu năng tính toán cao hơn

Hiệu năng đồ họa thấp hơn

=> chuyên dùng để chiến game khi tích hợp với đồ họa rời

Hiệu năng tính toán thấp hơn

Hiệu năng đồ họa cao  hơn

=> Chỉ thích hợp để chơi game nhẹ

Tiêu thụ điện năng

Tiêu tốn ít điện năng hơn.

( Intel Pentium G3258 có mức điện năng tiêu thụ ở 53W).

=> Thời lượng pin dài hơn.

=> Thích hợp với laptop

Tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

( Đối thủ trực tiếp của Intel Pentium G3258, AMD A6-7400K có mức tiêu thụ điện 65W)

=> Ít được tích hợp trong laptop

Làm mát

Khi CPU hoạt động ít sinh ra nhiệt lượng hơn so với APU

Khi hoạt động sinh ra nhiều nhiệt lượng hơn, nóng hơn rất nhiều

Gây ồn

Vì ít nóng hơn nên quạt ít gây ồn hơn

Vì máy bị nóng khi APU hoạt động nên quạt phải chạy nhanh hơn, gây ồn nhiều hơn.

Nhìn chung, Intel vẫn là hãng đi đầu về chất lượng. Nếu chọn cùng phân khúc, thì các chỉ số hiệu năng, card đồ họa, khả năng ép xung của Intel đều rất ấn tượng. Hay những yếu tố nhỏ hơn như tiêu tốn điện năng ít hơn, mát hơn, ít gây ồn hơn của Intel vẫn luôn chất lượng hơn AMD, kèm theo đó là giá thành cũng nhỉnh hơn AMD khá nhiều. Tuy nhiên, nếu trong cùng một khoảng giá thì AMD sẽ chiếm được lợi thế hơn khi giá thành rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Vậy, chip AMD và chip Intel người dùng nên chọn cái nào? Nếu người dùng yêu cầu cao về chất lượng, mà hầu bao cũng tương đối thì nên chọn Intel, vì chất lượng mà Intel mang lại chưa bao giờ làm người dùng thất vọng. Còn với người dùng vẫn muốn có một cấu hình cao nhưng túi tiền lại eo hẹp, không được rủng rỉnh thì AMD chính là một lựa chọn hoàn hảo cho kinh tế mà hiệu năng sử dụng vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Phân loại, đặc điểm các dòng AMD

AMD Ryzen phổ thông

Nhắc về APU AMD, người ta thường nhớ ngay tới AMD Ryzen. Đây là dòng vi xử lý phổ thông và nổi tiếng nhất của AMD. AMD Ryzen  sử dụng socket AM4 tương thích với nhiều loại mainboard. Tương tự như Core I3, Core I5, Core I7 và Core I9 của Intel, AMD cũng phân chỉa sản phẩm của mình thành 4 dòng nhỏ: Ryzen 3, Ryzen 5, Ryzen 7 và Ryzen 9.

  • Ryzen 3: cho phân khúc bình dân, giá rẻ, được tối giản các chức năng không cần thiết để tiết kiệm điện năng. Thích hợp để chơi game nhẹ và đối tượng khách hàng là dân văn phòng, học sinh, sinh viên
  • Ryzen 5: cho phân khúc tầm trung chia làm 2 nhánh nhỏ với 4 lõi 8 luồng và 6 lõi 12 luồng với 19MB Cache.
  • Ryzen 7: cho phân khúc cao cấp gồm 8 lõi, 16 luồng và 20MB Cache.
  • Ryzen 9: cho phân khúc cao cấp với hiệu năng nhanh nhạy

AMD FX

Để tiết kiệm chi phí, nếu như người dùng chỉ có nhu cầu lướt web và sử dụng các tác vụ văn phòng đơn giản như word, excel thì AMD FX sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. “CPU” AMD FX sử dụng thế hệ vi kiến trúc cũ và socket AM3 nên APU này chỉ hỗ trợ được Ram DDR3, khá hạn chế về sức mạnh nhưng vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu giải trí và làm việc văn phòng.

AMD Athlon

Nhắc đến chip giá siêu rẻ thì phải nhắc ngay đến AMD Athlon. Chạy trên nền tảng socket AM4 nhưng hiệu năng của phiên bản này không mạnh bằng Ryzen 3, vì vậy dòng Ryzen vẫn là dòng giúp AMD có được vị trí đứng như ngày hôm nay

AMD Threadripper

AMD Threadripper là bộ vi xử lý AMD dành riêng cho pc. Phiên bản này sử dụng socket 4049 TR4 nên yêu cầu phải dùng mainboard chuyên dụng mới sử dụng được hết sức mạnh của bộ xi xử lý này. Không dễ nâng cấp như Ryzen, AMD Threadripper đòi hỏi người nâng cấp phải có kiến thức về sự tương thích giữ CPU và mainboard khá phức tạp.

Ryzen Threadripper có thể nói là con lai giữa Ryzen và Threadripper mang sức mạnh khủng chuyên dùng để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm các tựa game nặng, yêu cầu đồ họa cấu hình cao, hoặc các nhu cầu khác chuyên đồ họa như livestream, thiết kế video 4K,… ngành y tế hay sáng tạo nội dung.

AMD Epyc

Vũ khí tối thượng của AMD chính là AMD Epyc với sức mạnh khủng khiếp, dành riêng cho các máy chủ hiệu suất cao và trung tâm dữ liệu, được tạo ra trên nền kiến trúc Zen. Đây là dòng chip AMD duy nhất sử dụng nền tảng 2 socket, với số lõi nhiều hơn 45%, băng thông vào / ra hơn 60% (I / O), và băng thông bộ nhớ nhiều hơn 122%.

Các dòng laptop hiện tại đang sử dụng chip AMD

Năm 2018, APU AMD thành công lớn khi Intel thiếu hụt sản phẩm cho PC lắp ráp. Cùng thời gian đó, chip ADM cũng đã giành được thị phần laptop khi xuất hiện trên một số phiên bản laptop của Lenovo, đầu 2019 là HP, mới đây là Asus và sắp tới là Dell.

Sau đây, mọi người hãy cùng AnKhang Computer điểm qua một số sản phẩm Asus sử dụng chip AMD:

  • Zephyrus G GA502: một trong những chiếc laptop gaming Asus đầu tiên sử dụng APU AMD Ryzen và GPU GeForce GTX 1660Ti Max-Q
  • Asus TUF Gaming FX505 và FX705: cũng sử dụng APU AMD Ryzen và GPU GeForce GTX 1660Ti
  • ASUS F570: là chiếc laptop đầu tiên sử dụng “CPU” AMD Ryzen Mobile và card đồ họa GeForce GTX 1050 4GB.
  • ASUS VivoBook 15 X505: giá siêu rẻ với APU AMD Ryzen Mobile cùng card AMD Radeon Vega.
  • Bộ đôi ASUS VivoBook A412 và A512: sử dụng CPU AMD Ryzen.

Bài viết khác

Bài viết mới nhất

REVIEW CÔNG NGHỆ

Sản phẩm bạn vừa xem

Cơ sở 1

Cơ sở 2

TRUNG TÂM BẢO HÀNH

  • Tầng 2, 25 Yên Lãng, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 2655 (+105)
                        093 669 7181
  • Email: baohanh@ankhang.com.vn
  • [Bản đồ đường đi]

1900 2655

(08:00 - 20:00)

Chat Facebook

(08:00 - 20:00)

Chat Zalo

(08:00 - 20:00)

X
Tiktok